KÉO DÀI TUỔI THỌ GIÀY BẰNG CÁCH NÀO?

Giày bảo hộ thường thì nóng hơn loại giày khác mà ướt thì sẽ rất khó chịu. Trong công trường hay nhà máy không mang giày bảo hộ thì sẽ không đảm bảo được yếu tố an toàn. Vậy làm sao để khắc phục điều đó?

Mình xin chia sẻ bạn một số mẹo nhỏ không những giúp tăng độ bền cho đôi giày bảo hộ mà con hạn chế được tình trạnh “bốc mùi” khó chịu.

 * Cách nhanh nhất: là dùng máy sấy tóc, nếu bạn có điều kiện dùng. Nên nhớ là bạn phải sấy ở chế độ nhẹ và ít nóng nhất. Nếu không, hơi nóng sẽ làm cháy hoặc biến dạng da giày (nhất là giày da si).

 ** Treo ngược giày lên và để gần chỗ thông khí nóng trong phòng hoặc để gần dàn nóng máy lạnh. Nếu chọn cách này, bạn chú ý không để giày quá gần hơi nóng. Hãy thăm dò trước bằng tay để chọn chỗ có nhiệt độ ấm.

 *** Dùng túi hút ẩm cho vào bên trong giày và để qua đêm, giày sẽ khô nhanh hơn.

 **** Một “bí mật” nho nhỏ này được “bật mí” mà không sợ “bị mất” là:

Bạn nên tận dụng dùng những tờ giấy hay tờ báo bỏ đi nhàu thành cục lớn rồi nhét vào bên trong giày. Bạn nhớ nhét giấy thật đầy như hình phía sau, giấy sẽ dần thấm hút hơi ẩm và nước từ bên trong giúp giày khô một cách tự nhiên.

Cách sử dụng Giày bảo hộ lao động

Giày ướt sủn nước thì cần 1-2 tiếng đồng hồ xử lí làm khô, giày ướt ít thì mất 30 phút. Và mẹo nhỏ này có thể thực hiện ở bất kỳ nơi nào, ở nhà, công ty, nhà máy hay ngoài đường đi làm.

Tuổi thọ của bất kỳ một đôi giày nào là do phần nhiều ở người sử dụng, ta không chỉ đánh xi bề mặt giày mà còn biết cách xử lí giày khi gặp nước.

Nhờ áp dụng ngay cách xử lý giày nêu trên mà mình thường mang một đôi giày khá lâu, khoản 02-03 năm mới thay, trừ khi tôi không thích đôi đó giày đó nữa thì đổi sớm.

Cảm ơn mọi người đã xem thông tin và chia sẻ.

Nguyễn Quốc Thoại

Công ty TNHH Hồng Khải Nguyễn

THIẾT BỊ RỬA MẮT KHẨN CẤP, ĐÓNG VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG AN TOÀN LAO ĐỘNG HÓA CHẤT?

“Nên lắp Bồn rửa mắt khẩn cấp tại nơi thao tác với hóa chất”

Nói đến bồn rửa mắt khẩn cấp, nhiều doanh nghiệp còn cho là dụng cụ sa sỉ. Tuy nhiên, tai nạn về mắt đối với người công nhân lại luôn thường trực. Nhưng khi đầu tư sử dụng bồn rửa mắt khẩn cấp, doanh nghiệp sẽ khám phá được giá trị tuyệt vời của nó.

Tại sao doanh nghiệp nên lắp đặt bồn rửa mắt khẩn cấp?

Theo các chuyên gia nhãn khoa, khi người lao động làm việc ở các nhà máy, mắt họ luôn phải căng mắt “hoạt động 100% công suất” để dõi theo từng thao tác, từng hoạt động của máy móc, thiết bị. Vì vậy, mắt người lao động rất dễ bị các loại hóa chất, bụi độc hại văng, bắn vào mắt. Lúc đó, bệnh nhân càng dụi mắt, hóa chất càng lan nhanh ra khắp mắt, bệnh sẽ càng nặng thêm, thậm chí bị nhiểm khuẩn. Nếu sơ cứu không kịp thời, người bệnh dễ bị hỏng giác mạc và mù vĩnh viễn.

Người xưa có câu: “Giàu hai con mắt – khó đôi bàn tay”. Vì vậy, đôi mắt là tài sản quý giá nhất của mỗi người đặc biệt là những người lao động làm việc tại các nhà máy. Nếu tai nạn về mắt xảy ra với người lao động, thì cuộc sống sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Vì thế, bồn rửa mắt khẩn cấp là dụng cụ thiết yếu để cấp cứu và giải quyết vấn đề mắt nhiễm bụi, hóa chất. Bồn có cấu tạo đặc biệt: vòi phun ngược với áp lực nước đủ mạnh rửa sạch các chất kiềm, muối, dầu và hầu hết các loại acid khác nhau một cách hiệu quả. Vòi hoa sen trợ giúp đánh bật hóa chất, bụi bám trên mặt, đầu và toàn bộ cơ thể người bị phơi nhiễm.

Chính nhờ những tính năng đặc biệt như vậy mà bồn rửa mắt khẩn cấp luôn được khuyến cáo sử dụng trong các văn phòng thí nghiệm hóa chất của trường học, phòng pha chế hóa chất của công ty và bệnh viện.

Đối với những công ty sản xuất hóa chất, sản xuất sơn, dược phẩm, sản xuất sợi, nhuộm, thuộc da giày … Bồn rửa mắt sơ cứu khẩn cấp lại càng quan trọng hơn, sẽ giảm thiểu mọi tác nhân hại mắt gây ra.

Mua bồn rửa mắt khẩn cấp có ích lợi gì?

Nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại vì phải chi ra một khoản chi phí tương đối để lắp đặt bồn rửa mắt khẩn cấp. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến người lao động thì cũng đồng nghĩa không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. 

Các doanh nghiệp từ nước ngoài khi đặt hàng gia công các doanh nghiệp trong nước doanh nghiệp ở nước ta thường quy định về bảo hộ an toàn lao động rất chặt chẽ, họ chấm điểm rất thấp với những doanh nghiệp có “lịch sử” An toàn lao động không tốt trước đó.

Hơn nữa, khi lắp đặt bồn rửa mắt khẩn cấp, công nhân cảm thấy yên tâm hơn khi làm làm việc, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị cho doanh nghiệp.

Vậy nên lắp đặt bồn rửa mắt khẩn cấp như thế nào là tốt nhất?

Bồn rửa mắt khẩn cấp phải được đặt càng gần nơi làm việc càng tốt.

Lý do: khi có nguy hiểm, người bị nạn chạy di chuyển nhanh đến vị trí lắp đặt, đủ thời gian để acid, dung môi chưa tác hại nhiều đến giác mạc. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì bồn rửa mắt đến nơi làm không được đặt quá 15 m.

Thứ hai: Việc lắp đặt bồn rửa mắt khẩn cấp phải ở nơi dễ dàng nhìn thấy và thuận tiện cho việc đi lại dễ dàng, không vướng víu. Vị trí lắp đặt không được quá 10s để tìm thấy bồn.

Thứ ba: nên chọn lắp đặt bồn bồn đúng chất lượng và kỹ thuật. Vì những hàng tốt có giá phí (giá mua vào) nhỉnh hơn chút nhưng giá sử dụng (giá khấu hao, phải sửa chữa qua thời gian sử dụng) lại rẻ. Trong môi trường hóa chất, các thiết bị bằng inox tốt sẽ chịu được mài mòn cao; bồn nhựa ABS cách ly hoá chất tốt, hạn chế bụi bám, và hư hại.

Lựa chọn các dòng sản phẩm Bồn rửa mắt của Mỹ, Đài Loan có lực đẩy nước mạnh và đều đặn. Nếu sử dụng sản phẩm khác, đặc biệt là hàng Trung Quốc, doanh nghiệp phải đặt bồn chứa nước trên cao để tạo áp suất lớn, thậm chí trang bị thêm máy bơm cao áp, và điều này không cần thiết cho doanh nghiệp mình.

Tìm hiểu và lựa chọn bồn rửa mắt khẩn cấp thể hiện sự thông minh và quan tâm đến sức khỏe, an toàn công nhân của doanh nghiệp bạn.

……………………..
Nguyễn Quốc Thoại
Giám Đốc Kinh Doanh
Công ty HKNSafety
www.BaoHoLaoDongVN.net

AI THIỆT HẠI DO THIẾU AN TOÀN LAO ĐỘNG? XÃ HỘI, DOANH NGHIỆP HAY NGƯỜI LAO ĐỘNG?

Theo thống kê doanh nghiệp thiệt hại 51 triệu đồng từ mỗi vụ tai nạn lao động.

Các vụ tai nạn lao động năm 2011 đã leo lên tới con số 5.896, cướp đi sinh mạng của 574 người và khiến hơn 1.100 người “thập tử nhất sinh”. Suy cho cùng thì người lao động là người bị thiệt thòi nhất: chết hoặc mất khả năng lao động, gia đình sẽ buồn đau vì mất mát, con thiếu cha (mẹ), vợ chồng xa nhau, đổ vỡ gia đình, mất mát hạnh phúc …

Tuy vậy, về phía doanh nghiệp, tính ra doanh nghiệp cũng thiệt hại nặng nề, thậm chí là “phá sản”, chịu trách nhiệm vô hạn hoặc giải thể doanh nghiệp nếu để xảy ra tai nạn chết người tại nơi làm việc của doanh nghiệp mình.

Theo thông báo “Tình hình tai nạn lao động năm 2011” của thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh thì cả nước có hơn 6.000 người bị tai nạn lao động trong đó 574 người tử vong. Các địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn trong quá trình lao động dẫn đến chết người nhất rơi vào TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Nguyên…

Ngành nghề và lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng có thể kể sơ lược qua như: khai thác mỏ, xây dựng, sản xuất gia công kim loại-nguyên phụ liệu-may mặc, cơ khí chế tạo, vận hành máy-lò hơi ….

Điều đáng nói là 30% nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động xuất phát từ sự lơ là, xem thường an toàn lao động của các chủ doanh nghiệp. Mặc dù cơ quan chức năng bắt buộc trang bị an toàn lao động cho những ngành quy định, khuyến cáo trang bị dụng cụ an toàn lao động để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Tuy vậy, ý thức chấp hành an toàn của doanh nghiệp ở nhiều nơi vẫn bị bỏ ngỏ.

Minh chứng rõ ràng rằng có tới 82 vụ tai nạn do doanh nghiệp không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Hơn nữa, số vụ tai nạn do không có thiết bị an toàn là 137 và có thiết bị nhưng không đảm bảo an toàn lên 186 vụ.

Thêm nữa, điều mà doanh nghiệp chưa nhận ra rằng, tai nạn lao động gây thiệt hại rất lớn cho chính mình? Năm 2011, tổng phí tổn do tai nạn lao động lên đến gần 300 tỉ đồng, thiệt hại về tài sản hơn 5,8 tỉ đồng. Tính trung bình cứ mỗi vụ tai nạn lao động xảy ra gây thiệt hại lên tới 51 triệu đồng. Ngoài ra, trung bình mỗi lần bị nạn, người lao động phải nghỉ 112 ngày.

Nếu chỉ tính mỗi ngày, người lao động làm ra 200.000 đồng thì người bị hại nghỉ làm cho doanh nghiệp mất đi 22.400.000 đồng. Không những thế, số thiệt hại còn nhân lên gấp nhiều lần. Đó là phải tính lương cho người bị nạn những ngày không làm, trả chi phí bệnh viện và bồi thường thiệt hại sức khỏe cho người lao động.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị nộp phạt khoản đáng kể khi để xảy ra tai nạn do thiếu hoặc không trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Tuy nhiên, doanh nghiệp còn mất nhiều khoản vô hình khó nhận ra được. Trước hết, khi tai nạn xảy ra, đơn vị mất tạm thời hay dài hạn lao động lành nghề. Để bù khoản thiếu hụt đó, doanh nghiệp phải tuyển người và đào tạo lại. Chi phí cho nguồn nhân lực mới luôn cao hơn nhân lực cũ và phải mất một thời gian mới ổn định lại nhân sự.

Khi tai nạn lao động xảy ra cũng là  lúc doanh nghiệp trở nên “nổi tiếng không mong đợi” hay “thương hiệu ấn tượng không đẹp”. Bị mất uy tín, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề cả về hữu hình lẫn vô hình.

Nếu không quản lý cẩn thận, doanh nghiệp còn bị dính vào rắc rối kiện cáo của người bị hại, rồi thanh tra, điều tra hay giám sát của cơ quan chức năng, và dĩ nhiện doanh nghiện được truyền tụng là Công ty X có “môi trường lao động không an toàn”.

Theo các chuyên gia ngành an toàn lao động, 70% nguyên nhân còn lại có một phần là do người lao động chưa nhận thức đầy đủ về an toàn lao động trong môi trường làm việc của mình.

Người lao động không thể hoàn toàn đổ lỗi cho người chủ doanh nghiệp về việc thiếu trang bị dụng cụ an toàn lao động, mà chính người lao động phải tự trang bị cho mình kiến thức về an toàn lao động, tự tìm hiểu thêm luật pháp quy định về chế độ an toàn lao động.

Người lao động có thể từ chối hoặc đơn phương chấm dứt làm việc những nơi có thể nguy hiểm đến tính mạng của mình, hoặc dừng làm việc cho đến khi người chủ phải trang bị đầy đủ những thiết bị bảo hộ lao động cần thiết.

Đối với người viết bài này, tôi rất hiếm thấy những Trung tâm dạy nghề nào có đào tạo kiến thức an toàn lao động miễn phí cho những học viên nghề mới ra trường, lao động phổ thông, công nhân hành nghề tự do … để họ ý thức hơn về an toàn lao động mọi lúc mọi nơi trong môi trường làm việc cua mình. Nếu có những trung tâm đào tạo miễn phí như vậy thật đáng hoan nghênh!

Để hạn chế tối thiểu số vụ tai nạn lao động, các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng phải đào tạo ý thức an toàn lao động cho công nhân cũng như những người quản lý định kỳ và thường xuyên. Tại mỗi doanh nghiệp cần có và hoàn thiện bộ máy làm công tác an toàn lao động.

……………………..
Nguyễn Quốc Thoại
Giám Đốc Kinh Doanh
Công ty TNHH Hồng Khải Nguyễn